Đặt tên công ty theo tâm lý kinh doanh Á Đông hay hất

Hiện nay ở Việt Nam có hơn 500.000 doanh nghiệp lớn nhỏ, đồng nghĩa với việc rất nhiều thương hiệu cần xem xét sao cho “thuận” tâm lý kinh doanh của người Á Đông. Những quy tắc đặt cơ bản được tổng kết như sau:

4 1024x778 Đặt tên công ty theo tâm lý kinh doanh Á Đông hay hất

Đơn giản dễ nhớ

Để tránh gây cảm giác phức tạp hay kỳ quặc, quái gở mà cũng tiện cho thiết kế và in ấn bao bì, tên công ty bằng tiếng Việt nên dùng hai chữ. Tên sản phẩm cũng nên liên hệ với công dụng của chúng, như hạt nêm “Aji ngon”…

Cũng phải lưu ý không đặt những tên gọi khiến khách hàng hiểu sai. Trường hợp Công ty “Toàn Lợi” là một ví dụ, khách hàng có thể hiểu rằng, nhà kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi ích của mình.

Ngụ ý tốt đẹp

Khi đọc lên mọi người liên tưởng đến ngay những điều tốt lành, như “Vĩnh Xuân”, “Nhật Minh”…

Âm thanh hài hoà

Các âm liên kết với nhau khi đọc lên có giai điệu gây cảm giác dễ chịu, như: Trường Xuân, Gia Hưng…

Âm hay ý đẹp

Khi đọc lên người ở bất cứ nước nào cũng thấy đơn giản, mạnh mẽ, gọn gàng, như từ SONY, KODAK… Tránh trường hợp như công ty bánh gatô LAPUTA của Nhật mang sản phẩm sang thị trường Bồ Đào Nha, khách hàng ở đây không dám mua, vì Laputa trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là “gái bán hoa”…

Tên công ty đồng thời cũng tạo hình ảnh công ty

Để làm điều đó, người ta thường lấy địa danh để đặt tên, như Công ty may Thăng Long, Công ty than Hòn Gai… Cũng có thể lấy vật cát tường như Long, Ly, Quy, Phượng có gắn với các từ chỉ may mắn, tiền bạc để , chẳng hạn: Kim Quy, Vạn Long, Kim Long… Hay dùng các từ chỉ cao sang, phú quý để đặt, như: Hồng Đô, Tân Thời Đại, Cao Nhã…

Cũng có khi người ta dùng các tên gọi truyền thống hàm nghĩa an khang thịnh vượng, như: Đại Bảo, Gia Thái…

Có khi dùng những chữ Việt bỏ dấu, như Van Long (Vạn Long), Tre Nguon (Nguồn Trẻ), Dong Tam (Đồng Tâm); dùng tên viết tắt, như TTNT. T&T, D.D&C (Trang trí nội thất Design- Decoration and Constrution), Văn phòng kiến trúc Arts…

Hoặc cũng có thể dùng cách: lấy tên chủ doanh nghiệp kết hợp với tên lĩnh vực kinh doanh, hoặc địa danh với chuyên ngành, như: Hanoi Video, Minh Electronics…; dùng từ tiếng Anh kết hợp với tên chủ doanh nghiệp, như King Hưng (Vua Hưng), King Đông (Vua Đông )…

Khi , dân gian VN xưa thận trọng kiêng những tên húy của các vị thánh thiêng, như không dùng chữ “Tuấn”, vì kỵ huý đức thánh Trần Hưng Đạo có tên là Trần Quốc Tuấn. Tại Hà Nội, không dùng chữ “Lang”, vì kỵ huý đức thánh Linh Lang được thờ tại đền Voi Phục cạnh công viên Thủ Lệ. Không dùng những chữ mà dân gian kiêng, như “Lạc Phúc”, vì không ai lại muốn làm “lạc” cái phúc của bản thân mình…

Theo DĐDN

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>